Hướng dẫn cách lắp khóa cửa kính chi tiết, đầy đủ từ A đến Z
Ngày nay, sản phẩm khóa cửa kính trên thị trường nhận được rất nhiều sự quan tâm. Và những hướng dẫn về cách lắp khóa cửa kính cũng được người dùng tìm kiếm khá nhiều. Liệu sản phẩm này có thể tự lắp đặt tại nhà không? Hay phải nhờ đến những chuyên gia, thợ lành nghề? Để giải đáp được những câu hỏi này, mời bạn hãy theo dõi bài viết sau của Thiên Kim Home.
Xem nhanh
- Một số mẫu khóa tiêu biểu thường được dùng cho cửa kính
- Hướng dẫn chi tiết các bước lắp khóa cửa kính cường lực
- Khóa cửa kính bán nguyệt
- Một vài thông số liên quan đến khóa cửa kính bán nguyệt cần lưu ý
- Quy trình lắp khóa cửa kính bán nguyệt
- Khóa cửa kính vân tay
- Tiêu chuẩn an toàn khi lắp khóa cửa kính
Một số mẫu khóa tiêu biểu thường được dùng cho cửa kính
Tùy theo loại cửa kính mà sẽ có những mẫu khóa khác nhau để người dùng lựa chọn. Thế nên trước khi lắp đặt, bạn cần tìm hiểu về loại kính mà gia đình, văn phòng mình sử dụng. Từ đó, bạn sẽ có thể dễ dàng lựa chọn và đưa ra được quyết định cuối cùng. Dưới đây là một số loại khóa cửa kính phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo.
Khóa cửa kính cường lực
Khóa cửa kính cường lực thường được dùng cho kính cường lực. Bạn có thể sử dụng khóa cơ lẫn khóa điện tử cho loại kính này. Một số thương hiệu nổi tiếng bạn có thể tham khảo là Hafele, VVP, King, Adler… Khi lựa chọn những sản phẩm này, bạn hoàn toàn có thể an tâm về mặt chất lượng.
Khoá cửa kính thủy lực
Khóa cửa kính thủy lực thường có phần khóa nằm trên tay cầm, âm sàn hoặc theo dạng chốt cửa. Loại khóa cửa này có chìa khóa rời và mỗi ổ chỉ có một chìa để mở cửa. Trong quá trình sử dụng, nếu sợ làm rơi rớt thì có thể làm thêm các chìa phụ để dự phòng.
Theo định kỳ, bạn cũng nên tra dầu vào ổ khóa tránh khô dầu, nếu không khóa cửa sẽ dễ bị kẹt. Khi dùng khóa thủy lực bạn nên dùng đúng chìa và vặn mở đúng chiều. Nếu không ổ khóa sẽ bị lệch, bị trờn, ảnh hưởng đến quá trình trải nghiệm sản phẩm.
Khóa cửa kính lùa
Nếu sử dụng kính lùa, bạn có thể tham khảo các mẫu khóa cũng như cách lắp kính lùa liên quan. Mẫu khóa của loại kính này khá đa dạng với các thiết kế khác nhau. Chẳng hạn như khóa hình bán nguyệt, khóa liền tay nắm, khóa chốt bẹt, khóa chốt chân…
- Khóa cửa kính bán nguyệt. Đây là mẫu phổ biến nhất dành cho kính lùa có hình bán nguyệt. Khóa thường được lắp đặt ở giữa cửa và khóa/mở bằng chìa khóa.
- Khóa liền tay nắm. Với loại này, khóa và tay nắm sẽ được tích hợp trong cùng bộ phận. Sản phẩm sẽ có chốt để gài vào khung cửa và có thể có hoặc không có chìa khóa.
- Khóa lùa chốt bẹt. Mẫu khóa lùa này thường có hình chữ nhật và được lắp ở mép cửa. Sản phẩm có chốt để gài vào khung cửa và thường không cần đến chìa khóa.
- Khóa chốt chân. Như tên gọi, khóa sẽ được lắp ở chân cửa và có chốt để gài vào sàn nhà. Khóa chốt chân thường không cần dùng đến chìa khóa.
Khóa cửa kính điện tử
Bên cạnh những mẫu khóa cơ cho các loại kính kể trên thì khóa điện tử cũng khá được ưa chuộng. Chúng được thiết kế với mẫu mã đa dạng, phù hợp với kính cường lực, thủy lực, cửa lùa… Sản phẩm được yêu thích bởi thiết kế hiện đại, tích hợp những tính năng thông minh, đầy tiện lợi.
Tuy nhiên, vì đây là thiết bị điện tử nên sẽ có nhiều điều cần lưu ý hơn trong quá trình sử dụng. Người dùng nên tránh làm văng chất lỏng hay va đập mạnh vào khóa để tránh hỏng hóc. Cũng như nên hạn chế nhập sai mã vì sẽ dễ gây nên tình trạng không thể mở cửa được.
Hướng dẫn chi tiết các bước lắp khóa cửa kính cường lực
Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về cách lắp đặt khóa cửa của một số mẫu tiêu biểu. Ngày nay, mẫu khóa hình bán nguyệt và khóa cửa vân tay được khá nhiều khách hàng lựa chọn. Những chia sẻ sau sẽ cung cấp cho bạn thông tin lắp đặt liên quan đến hai loại khóa này.
Khóa cửa kính bán nguyệt
Khóa bán nguyệt thường được làm bằng chất liệu inox cao cấp, có thể chống gỉ sét và ăn mòn. Sản phẩm có kích thước nhỏ gọn, đảm bảo được tính thẩm mỹ và dễ sử dụng. Đặc biệt là giá cả phải chăng, hợp lý, phù hợp với lựa chọn của phần lớn người mua hàng.
Một vài thông số liên quan đến khóa cửa kính bán nguyệt cần lưu ý
- Loại khóa này phù hợp cho những cửa kính có độ dày từ 10 đến 12 mm.
- Khóa được thiết kế theo dạng kẹp. Nghĩa là bạn chỉ cần kẹp lên kính rồi cố định lại bằng vít hoặc keo silicon là được.
- Trong quá trình lắp đặt không cần phải khoan cắt kính. Để chắc chắn hơn, bạn có thể khoan lỗ 7 mm rồi cố định lại bằng vít.
- Núm vặn của khóa có chức năng chống mở, thông thường phải nhấn rồi mới có thể xoay khóa. Cách khóa cửa kính này giúp tránh cho việc kẻ gian cạy mở từ bên ngoài.
Quy trình lắp khóa cửa kính bán nguyệt
Dưới đây là cách hướng dẫn lắp đặt, thay ổ khóa cửa kính cường lực cũng như các loại kính khác. Dựa vào đó, bạn có thể tham khảo và thực hiện ngay tại nhà. Nhưng để chắc chắn hơn, hãy liên hệ những chuyên gia, thợ lắp khóa kính chuyên nghiệp.
- Bước 1. Mở ổ khóa cũ cần thay thế ra và vệ sinh sạch chỗ bị khóa kẹp. Lưu ý là nên lau bằng nước sạch, không dùng hóa chất công nghiệp (bỏ qua bước này nếu bạn lắp ổ khóa mới hoàn toàn).
- Bước 2. Lấy ổ khóa mới lắp vào kính. Cần chú ý sao cho 2 ổ khóa khớp với nhau và ép đẩy chặt vào kính để cố định. Cần căn chỉnh sao cho phần khóa mở ra, đóng vào khớp với nhau.
- Bước 3. Dùng keo silicon chuyên dụng để khóa dính vào kính. Nếu có khoan lỗ thì cố định lại bằng vít ở mặt bên trong cửa. Dù bạn không khoan thì keo silicon cũng đã rất chắc chắn.
Khóa cửa kính vân tay
Khóa cửa kính vân tay không chỉ được dùng trong căn hộ mà còn ở văn phòng, cửa hàng kinh doanh, doanh nghiệp… So với những loại khóa thông thường, khóa vân tay sẽ có phần khác biệt. Để hiểu rõ hơn, bạn hãy theo dõi thông tin bên dưới nhé!
Lưu ý khi lựa chọn khóa cửa kính bằng vân tay
Đa phần cửa kính thường có độ dày nhỏ hơn các loại cửa khác và có bề mặt kính đồng nhất. Thế nên những loại khóa vân tay thông thường sẽ không thể dùng cho cửa kính. Thay vào đó, chúng thường là những loại chuyên dụng dành riêng cho cửa kính.
Khóa vân tay cửa kính thường không có tay cầm nên việc lắp đặt tương đối dễ dàng. Chúng thường được trang bị kẹp hút để lắp trực tiếp bộ khóa vào cửa. Vậy nên bạn sẽ không cần phải khoan kính. Tuy nhiên, cần lưu ý là nếu cửa quá dày, vượt ngưỡng 9-12 mm thì sẽ khó lắp khóa hoặc không lắp được.
Lợi ích khi sử dụng khóa cửa kính vân tay
Sở dĩ khóa vân tay thường được nhiều người lựa chọn là vì:
- Tính năng mở khóa nhanh chóng, chỉ cần quét vân tay là có thể mở cửa. Người dùng không cần phải lo lắng về việc đánh mất chìa khóa.
- Quy trình lắp đặt đơn giản, không cần khoan kính.
- Khóa vân tay bảo mật tuyệt đối, có thể nhận diện chính xác vân tay của từng người. Chỉ ai có dấu vân tay trong hệ thống lưu trữ mới có thể ra/vào.
- Dòng thiết bị hiện đại ngày nay có tích hợp hệ thống cảnh báo đột nhập. Chức năng vân tay sẽ bị vô hiệu hóa nếu vân tay nhập vào sai từ 3-5 lần quét.
- Thiết kế hiện đại, góp phần làm tăng tính thẩm mỹ của bầu không gian.
Tiêu chuẩn an toàn khi lắp khóa cửa kính
Để có trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng, bạn nên lưu ý đến một số tiêu chuẩn an toàn. Tiêu biểu như:
- Cần lựa chọn khóa từ những thương hiệu uy tín. Điều này giúp đảm bảo cho việc bạn sẽ mua được những mặt hàng chất lượng. Những sản phẩm này sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn khi sử dụng. Việc lựa chọn khóa tốt giúp nơi bạn sinh sống, sinh hoạt có thêm lớp bảo mật đáng tin cậy.
- Quy trình lắp đặt đúng kỹ thuật. Việc lắp đặt đúng kỹ thuật là yếu tố vô cùng cần thiết. Điều này không chỉ giúp khóa vận hành bình thường mà còn đảm bảo an toàn cho bạn. Bạn nên chú ý tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Hoặc có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia.
- Kiểm tra định kỳ. Nhờ vậy bạn sẽ biết được tình trạng hoạt động hiện tại của khóa. Từ đó sẽ phát hiện kịp thời những hỏng hóc để sửa chữa.
Tùy vào mẫu khóa, mẫu cửa kính mà sẽ có cách lắp khóa cửa kính riêng. Tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn nên nhờ vào những chuyên gia lành nghề hỗ trợ. Trước khi chọn mua, bạn nên có sự tìm hiểu kỹ càng đối với từng kiểu khóa. Nếu cần tư vấn, hãy liên hệ ngay cho Thiên Kim Home qua hotline 0987863580. Hoặc bạn cũng có thể ghé đến cửa hàng gần nhất của chúng tôi để mua sắm, trải nghiệm.
- Chi nhánh 1: 450 Âu Cơ, P. 10, Quận Tân Bình, TPHCM
- Chi nhánh 2: 121 Bạch Đằng, P.15, Q.Bình Thạnh, TPHCM
- Chi nhánh 3: 303 Tô Hiến Thành, P.13, Quận 10, TPHCM
- Chi nhánh 4: 535 Tân Sơn, P.12, Quận Gò Vấp, TPHCM